Bài đăng

VỀ 2 TẤM BIA CÒN LẠI Ở ĐÌNH THƯỢNG XÃ BÌNH LÃNG VÀO ĐẦU THỜI NGUYỄN (TỪ MINH MẠNG ĐẾN TỰ ĐỨC)

Hình ảnh
  "Nam giáp bi ký" - Tấm bia khoảng thời Minh Mạng ghi địa chỉ là: Hải Dương tỉnh, Ninh Giang phủ, Tứ Kỳ huyện, Bình Lãng xã, Thượng thôn, Nam giáp trưởng lão.

TRỊNH KHẢI - LÀNG NHÔ

Hình ảnh
  TRỊNH KHẢI - LÀNG NHÔ TRỊNH KHẢI - LÀNG NHÔ Ông là thủ lĩnh phong trào nông dân ở làng Lạc Nhuế  (làng Nhô) - xã Đồng Hóa - Kim Bảng - Hà Nam đầu thập niên 1990. Nhóm của ông đã bắt giữ Phó chủ tịch huyện làm con tin. Năm 1992, ông bị bắt và bị hành quyết ngày 10 tháng 7 năm Quý Dậu (Tức ngày 26 tháng 8 năm 1993) ở tuổi 58. Năm 1998, VTV công chiếu phim "Chuyện làng Nhô" để nói về ông.  ( Lập bài viết nhân giỗ thần thứ 27 của ông.) ĐIỂM LẠI MỘT SỐ VỤ: - VỤ XÃ ĐỒNG TIẾN (HƯNG YÊN - 1987):  “Sự thật ở xã Đồng Tiến”. Bài phóng sự được đăng lên báo Đại Đoàn Kết, như một quả bom ở Hải Hưng vào năm 1987   Với vụ Đồng Tiến, lần đầu tiên trên báo chí Việt Nam xuất hiện khái niệm “bọn cường hào mới ở nông thôn”, để chỉ một bộ phận đảng viên làm lãnh đạo ở nông thôn đang thực sự trở thành bọn cường hào mới, áp bức, bóc lột nhân dân, không khác gì trong xã hội thực dân - phong kiến xưa kia. (thời Bí thư Tỉnh ủy Hải Hưng Ngô Duy Đông) Sau đó, đích thân ông Trần Xuân Bách - Ủy viên Bộ C
Hình ảnh
MỘT SỐ HÌNH ẢNH BIA ĐÁ KHU LĂNG "VƯƠNG PHỦ ĐỆ TAM CUNG TẦN"  (BÀ CHÚA CHÉN: NGUYỄN THỊ NGỌC CHÉN) Ở ĐỐNG ÔNG HÙNG XỨ - Ô MỄ. mặt bia "Nguyễn gia" lòng bia được thiết kế như một bài vị ( chữ đã mờ hết), trán bia đục chạm đôi rồng chầu mặt nguyệt. mặt bia "Thư khế" (書 契) (đã mờ hết): được khắc dựng 6 tháng 2 năm 1682: Chính Hòa tam niên nhị nguyệt sơ lục nhật. Bia "Hậu đường bi ký" (2 mặt, trước sau): khắc dựng tháng 8/1682: Lê triều Chính Hòa tam niên trọng thu nguyệt cốc nhật.

ẢNH BIA ĐÁ LĂNG BÀ BỔI LẠNG - THÔN ĐÔNG - BÌNH LÃNG - TỨ KỲ - HD

Hình ảnh
TỰA Khi lần đầu tiên tôi đến với mục đích chụp ảnh tấm bia đá nổi tiếng ở lăng Bà Bổi và năm 2017 thì thực trạng bia lúc đó đã rất kém: 2 mặt thì rất rõ; 2 mặt còn lại (trong đó có một mặt chỉ ghi lạc khoản) thì đã mờ rất nhiều; Lúc đó con điện thoại của tôi chụp hình còn kém, nên tôi đến cũng chỉ mong là chụp tổng thể bia chứ không thể có hi vọng chụp được chữ trên bia; khoảng hơn 1 năm sau tôi lại quay lại để chụp ảnh bia thì 2 mặt đá kém kia đã bị phong hóa một cách khủng khiếp, những vẩy đá liên tiếp hình thành rồi rụng xuống cùng với nó là những con chữ đã bay đi gần hết 2 mặt bia. Nghĩ tới một lúc nào đó cả 4 mặt của tấm bia này cùng chung số phận, mà cha con tôi đã phải một lần nữa quay lại chụp những tấm hình này (dẫu biết là đã có thác bản) để lưu trữ những mặt bia gốc còn lại cho muôn đời sau. Nay có lời như vậy! MẶT 1 MẶT 2 MẶT 3 chữ trên mặt 3
Hình ảnh
LỊCH SỬ CHÙA CẦU MAI (chùa Trên) (trước thời Nguyễn) - LINH QUANG (1998),  (Tu tạo 19/9/Kỷ Hợi-2019) (thôn Thượng - xã Bình Lãng - Tứ Kỳ - Hải Dương) Bản đồ chùa cổ Cầu Mai - thôn Thượng xã Bình Lãng - Tứ Kỳ - Hải Dương. Năm 1998, các già dựng lại nơi thờ Phật mà sau này trở thành chuôi vồ của ngôi chùa được tu bổ năm 2007 (năm xây thêm nhà tiền tế) Quả chuông được ông Khương Viết Thuồng cung tiến khi dựng lại chùa.
Hình ảnh
Xã Bình Lãng - Tứ Kỳ Bình Lãng (tên nôm: Lạng) là một xã thuộc tổng Phan Xá, phủ Tứ Kỳ, tỉnh Hải Dương 1.Tên gọi: Về ý nghĩa tên gọi: "Bình" ( 平 ): thanh bình , "Lãng"( 朗 ): ánh sáng ; "Bình Lãng": ánh sáng thanh bình . [1] Nguồn gốc tên gọi: chưa xác định được tên gọi Bình Lãng bắt đầu được sử dụng từ bao giờ. Tuy nhiên, theo bia đá " An Lạc tự hồng chung bi ký" ở An Lạc Tự (Chùa Núi) được khắc ghi vào năm Mạc Đoan Thái thứ 3 (1588) có nhắc đến tên "xã Bình Lãng" bên cạnh tên Tứ Kỳ và Hải Dương. [2]   Như vậy năm 1588 được xác định là năm muộn nhất mà tên Bình Lãng được sử dụng. Bia "An Lạc tự hồng chung bi ký" khắc dựng ngày 28 tháng Giêng năm 1588 Gạch mộ Hán ở Đống Cao, làng Khổng Lý có niên đại gần 2000 năm với hoa văn đặc trưng hình ô trám (Hiện vật cổ nhất ở Bình Lãng đã chứng minh cho lịch sử định cư lâu đời hàng ngàn năm của cư dân nơi đây ). 2. Vị trí địa lý: Bình Lãng có hình dáng tựa như một con dao